Hai định luật bảo toàn quan trọng là năng lượng toàn phần và động lượng sẽ giúp bạn giải được hầu hết các bài tập khó của chương hạt nhân. Để học tốt bạn cần nhớ chính xác nội dung định luật, cách vận dụng và phạm vi áp dụng. Tất cả đều có trong bài viết này. Mời bạn tham khảo
Định luật bảo toàn quan trọng trong phản ứng hạt nhân
Xét một phản ứng hạt nhân A + B → C + D
1. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần
Nội dung: Tổng năng lương lượng của các hạt trước phản ứng hạt nhân bằng tổng năng lượng của các hạt nhân sau phản ứng
Công thức: Wtoàn phần A + Wtoàn phần B = Wtoàn phần C + Wtoàn phần D
Năng lượng toàn phần của 1 hạt nhân: Wtoàn phần = năng lượng nghỉ + động năng chuyển động của hạt
- năng lượng nghỉ E0 = m.c2
- động năng chuyển động của hạt $K = \frac{1}{2}m{v^2}$
2. Định luật bảo toàn động lượng
Nội dung: Tổng động lượng của các hạt trước phản ứng bằng tổng động lượng của các hạt sau phản ứng
Công thức: $\overrightarrow {{p_A}} + \overrightarrow {{p_B}} = \overrightarrow {{p_C}} + \overrightarrow {{p_D}} $
với động lượng p = mv
3. Bài tập
Bài tập 1. Người ta dùng hạt beta + có động năng 3 MeV bắn phá hạt Li đang đứng yên để gây ra phản ứng hạt nhân sinh ra 2 hạt có tổng động năng là 6 MeV. Hỏi phản ứng này thu hay tỏa bao nhiêu
Lời giải
Phản ứng hạt nhân: β+ + Li → X + Y
Theo đề:
- Kβ+ = 3 MeV
- KX+Y = 6 MeV
Vì hạt Li đứng yên nên động năng KLi = 0
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần Wtoàn phần β+ + Wtoàn phần Li = Wtoàn phần X + Wtoàn phần Y (1)
Mà Wtoàn phần = m0c2 + K (2)
Từ (1) và (2) suy ra ΔW = [(m0β+ + m0Li) – (m0X + m0Y)].c2 = (KX + KY) – (Kβ+ + KLi )
Thay số ΔW = 6 – (3 + 0) = 3 MeV > 0
Kết luận: Phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng 3 MeV
Nhận xét: Từ bài này ta suy ra công thức giải nhanh:
Năng lượng phản ứng hạt nhân = tổng động năng các hạt sau – tổng động năng các hạt trước
hay ΔW = KSau – Ktrước
Bài tập 2. Một hạt A đang chuyển động mang năng lượng 2 MeV đến bắn vào hạt nhân B đứng yên thì sinh ra hai hạt C và D. Biết phản ứng này tỏa ra 16,99 MeV và động năng hạt D gấp 3 lần hạt C. Hãy tính động năng mỗi hạt sinh ra.
Lời giải
Phản ứng hạt nhân A + B → C + D
Theo đề:
- KA = 2 MeV
- KD = 3KC
- ΔW = 16,99 MeV
Theo đề thì hạt nhân B đứng yên nên KB = 0
Dựa theo công thức nhanh suy ra từ bài tập 1, ta có: ΔW = KSau – Ktrước
hay ΔW = (KC + KD) – (KA + KB) = (KC + 3KC) – (KA + 0) = 4KC – KA
Thay số: 16,99 = 4KC – 2 <=> KC = 4,7475 (MeV)
=> KD = 3KC = 3.4,7475 = 14,2425 (MeV)
Bài tập 3. Đồng vị của hạt nhân 210 của Po đứng yên phân ra thành hạt nhân con X và tia phóng xạ anpha. Hãy tìm động năng của hạt nhân con và hạt nhân anpha. Biết hạt anpha sinh ra có động năng 3 MeV và khối lượng của hạt nhân gần bằng số khối của chúng.
Lời giải
Hạt nhân anpha có kí hiệu là: $_2^4He$
Phản ứng hạt nhân: $^{210}Po \to _2^4He + _Z^AX$
Áp dụng định luật bảo toàn số nucleon: 210 = 4 + A => A = 206
Vì đề cho khối lượng hạt nhân gần bằng số khối của nó nên:
- mα = 4 u
- mPo = 210 u
- mX = 206 u
Theo định luật bảo toàn động lượng $\overrightarrow {{p_{Po}}} = \overrightarrow {{p_\alpha }} + \overrightarrow {{p_X}} $
Vì hạt Poloni đứng yên nên v = 0 => p = 0
=> $\overrightarrow 0 = \overrightarrow {{p_\alpha }} + c \Leftrightarrow \overrightarrow {{p_\alpha }} = – \overrightarrow {{p_\alpha }} $
$ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \overrightarrow {{p_\alpha }} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{p_X}} \\ {p_\alpha } = {p_X} \end{array} \right.$ =>$2{m_x}.{K_x} = 2{m_\alpha }.{K_\alpha }$=>${K_x} = \frac{{{m_\alpha }.{K_\alpha }}}{{{m_x}}} = 0,087\left( {MeV} \right)$
Với những gì đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về hai định luật bảo toàn năng lượng toàn phần và động lượng. Chúc bạn học tập hiệu quả.